Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

CHUYÊN ĐỀ: HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH LÀM BÀI MÔNTẬP LÀM VĂN  NGƯỜI THỰC HIỆN:LÊ THỊ HÂN GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS PHÚ LONG NĂM HỌC: 2010-2011 Trường THCS Phú Long NS: Tổ: Ngữ văn- Mĩ thuật ND: CHUYÊN ĐỀ: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH LÀM BÀI MÔN TẬP LÀM VĂN”. A.Thực trạng: *Nguyên nhân bài TLV của HS chất lượng còn thấp là do: -Sự hướng dẫn của SGK chưa thật cụ thể, dễ hiểu. -Đa số các em lười học, không chịu đọc sách, thậm chí cả văn bản trong SGK. -HS thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng, không xác định đúng yêu cầu, vốn ngôn ngữ quá ít ỏi ảnh hưởng chất lượng bài làm. -Viết văn một cách máy móc, cứ cầm bút là viết, viết tuỳ tiện, nghĩ gì viết nấy, đôi lúc lạc đề. -Đa số bỏ qua khâu tìm hiểu đề, lập dàn bài, dẫn đến lập luận rời rạc, không liên kết, thiếu mạch lạc, lập ý... -Đa số HS không biết phân phối thời gian hợp lí nên viết xong là nộp bài, thậm chí hết thời gian nhưng vẫn chưa xong bài, do đó khâu sửa bài sau khi viết không được coi trọng. B.Mục tiêu xây dựng chuyên đề: -Môn TLV có nhiệm vụ chủ yếu là dạy HS sản sinh ra các ngôn ngữ nói và viết. TLV còn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu biết về đời sống, trình độ văn hoá của HS. Bài TLV trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình bày kết quả đích thực của việc học Ngữ văn. Môn TLV là quan trọng nên cả GV, HS đều rất coi trọng nhưng lại thường lúng túng. -Môn TLV có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói và viết. Nhưng học sinh còn lúng túng không biết nói gì, viết gì? Dạy cho HS biết tìm ý , lập dàn bài, viêt bài là một thói quen chuẩn bị làm bài tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm văn. -HS chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc tìm ý, lập dàn bài cho nên chất lượng bài TLV còn hạn chế. Với mong muốn có một đóng góp nhỏ bé trong việc nâng cao chất lượng bài TLV, nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh cách làm bài môn TLV”. C.Nội dung thực hiện: Tiến trình thực hiện các hoạt động: 1.Hoạt động 1:( 1’)Khởi động. -Ổn định: kiểm diện, kiểm tra sự chuẩn bị của HS. -Giới thiệu bài mới. 2.Hoạt động 2: (42’)Luyện tập. -Ghi đề bài lên bảng: Đề: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. -HS nhắc lại 4 bước làm bài văn lập luận CM. -GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt 4 bước trên: +Tìm hiểu đề, tìm ý: *Tìm hiểu đề: . Thể loại: văn chứng minh. .Nội dung: Luận điểm cần phải chứng minh. Yêu cầu lập luận. *Tìm ý: .Diễn giải 2 câu tục ngữ theo nghĩa đen, nghĩa bóng. .Tìm những biểu hiện của đạo lí lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” trong thực tế đời sống. .Những suy nghĩ về đạo lí đó→ Giáo dục cho HS. +Lập dàn bài: *HS thực hiện theo nhóm ( thời gian 6’)→Ghi lên bảng phụ. *Trình bày lên bảng. *GV hướng dẫn HS đối chiếu, nhận xét, sửa chữa *GV đưa ra dàn bài chung. +Viết đoạn văn: (6’) *Nhóm 1,2 viết mở bài, kết bài . *Nhóm 3 viết đoạn diễn giải câu tục ngữ. *Nhóm 4 viết 1 ý của phần thân bài. (một số HS làm ở bảng phụ, HS khác thực hiện ở phiếu học tập) →Trình bày bảng, sửa chữa.→Giáo dục cho HS rèn luyện chữ viết , cách trình bày... *GV giới thiệu 3 cách viết MB, KB cho HS tham khảo. *HD HS cách viết 1 đoạn văn trong phần thân bài (theo lối diễn dịch→Nêu luận điểm trước, đưa dẫn chứng, kết luận.) 3.Hoạt động 3: (1’) Củng cố kiến thức. 4. Hoạt động 4: (1’)HĐ tiếp nối. -Hướng dẫn học ở nhà. Đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề: -HS có ý thức thực hiện theo 4 bước trong bài TLV. -Biết cách viết văn, không còn lối viết máy móc tuỳ tiện nghĩ gì viết nấy. -Bài viết chất lượng cao hơn. -HS yêu thích môn học hơn. Duyệt của BGH Phú Long ngày tháng 02 năm 2011 Phó hiệu trưởng Người viết Trần Thị Mến Lê Thị Hân